1.Khảo sát hiện trạng công trình:

Trước khi lắp ray cần phải khảo sát, kiểm tra chính xác hiện trạng thực tế công trình để tư vấn cho khách hàng và xác định được vị trí lắp ray, mặt bích, để sau đó lên phương án lựa chon chủng loại, kích thước ray và mặt bích cho phù hợp, tránh các sự cố ray dài quá (sẽ bị lãng phí) hoặc ngắn quá (sẽ phải thay thế bằng ray mới) hoặc loại ray không phù hợp với thực tế công trình. Ngoài ra còn phải xác định được vị trí lô cuốn (lô cuốn trong hay ngoài), vị trí motor để có phương án lắp ổ cắm điện, nút bấm âm tường cho phù hợp và đảm bảo thẩm mỹ.
2.Các thông số cần thiết (hình vẽ 1)

– Chiều cao của cửa H được tính từ code 0,00 đến điểm cao nhất của lô cuốn.
– Chiều rộng của cửa W được tính bằng khoảng cách giữa hai đáy ray và được gọi là chiều rộng phủ bì.
– Chiều rộng thông thủy Wtt (chiều rộng lọt sáng) được tính bằng khoảng cách giữa hai mép trong của ray.
– Vị trí cuốn lô: lô cuốn trong và lô cuốn ngoài (hình vẽ 3)
3. Lắp ray và giá đỡ:
Để cửa lắp đặt và vận hành được dễ dàng, chính xác, an toàn thì bước đi đầu tiên là phải lắp được ray và giá đỡ chính xác, đảm bảo chắc chắn. Tuyệt đối không được lắp giá đỡ trên các phần tường được xây bằng gạch lỗ.
a- Lắp ray:
· Chuẩn bị Ray:
– Chiều dài của ray H (ray) ≥ H (cửa) – 20cm (không kể phần chôn âm xuống nền nhà).
– Ray phải được cắt, xẻ rãnh và bắt con lăn.
– Phần ray cần xẻ rãnh, bẻ cong phải nằm cùng phía với lô cuốn và dài khoảng từ 10 – 15cm, phần bẻ cong chỉ giữ lại khoảng 3 – 5 cm để dẫn hướng cho cửa lúc lên xuống.
– Con lăn được bắt chặt vào ray trước khi lắp ray vào tường (con lăn có tác dụng giữ cho cửa không bị cọ sát khi cửa lên xuống). Vị trí bắt con lăn phải đảm bảo cách bụng lô cuốn (từ dưới lên) tối thiểu là 10cm (dùng cho cửa có chiều cao H ≤ 2800mm) và 15cm (dùng cho cửa có chiều cao H ≤ 3400mm) và 20cm (đối với những cửa cao hơn 3500mm). Cửa càng cao thì vị trí con lăn càng cách xa bụng lô cuốn càng tốt.
– Con lăn phải luôn luôn được bắt vào mặt ray nằm ở phía trong của công trình (không kể lô cuốn nằm ngoài hay nằm trong công trình).
– Con lăn phải được gia cố chặt chẽ vào thân ray (tối thiểu phải bắt chặt bằng 2 ốc vít: 1 ở mặt đáy ray và 1 ở mặt cạnh ray).
· Lắp ray:
– Ray được bắt chặt vào tường bằng nhiều vít nở hoặc dùng các buloong nở bằng sắt đóng chặt vào tường và hàn với các lập là sắt hoặc sắt V đã được vít chặt sẵn vào ray (các vít này không được lồi ra khỏi mặt trong của rãnh ray).
– Ray phải được lắp tuyệt đối thẳng đứng (dùng dây dọi để kiểm tra).
– Ray phải được gia công chắc chắn, không được rung khi cầm tay lắc mạnh (khoảng cách các vị trí cần gia cố trên ray là: 50 – 60cm dọc theo chiều dài của ray).
– Hai cạnh (cùng một mặt) của hai thanh ray phải nằm trên cùng một mặt phẳng (tránh hiện tượng lòng U của 2 thanh ray không nhìn thẳng vào nhau).
b- Xác định vị trí lắp mặt bích chính và mặt bích phụ
– Trước lúc lắp mặt bích cần kiểm tra chính xác vị trí bắt bích đã có kết cấu xây dựng an toàn hay chưa? (không bắt bích vào các kết cấu xây dựng bằng gạch lỗ, các kết cấu không an toàn).
– Mặt cạnh trên bích (phần bích nằm ngang) phải cách trần nhà (hoặc các kết cấu cố định nằm trên đỉnh lô cuốn) ≥ 2,5 cm (đường kính lô cuốn trung bình vào khoảng từ 38 – 45 cm), ngoài ra tâm của mặt bích phải cách điểm bẻ cong của ray khoảng 5 – 8 cm.
– Khoảng cách từ mặt trong mặt bích đến đáy ray phải đảm bảo ≤ 1cm (tuyệt đối không được > 1cm). Trong những trường hợp đặc biệt ở bên phía không có động cơ thì khoảng cách này có thể > 2cm.
– Mặt trên của 2 mặt bích (phần bích nằm ngang) phải nằm trên cùng một độ cao (được kiểm tra bằng nivô nước).
– Phần nằm ngang của mặt bích phải vuông góc với mặt phẳng của tấm nan cửa.
– Trên mặt bích có nhiều lỗ (4 – 6 lỗ) để gia cố cần phải sử dụng đến mức tối đa có thể.
*Chú ý: Mặt bích có đục sẵn nhiều lỗ để gia cố/bắt bulong phải bắt bulong vào vị trí đã đục lỗ.
4. Đo đạc kích thước và đặt cửa
Kích thước của cửa được tính như sau:
– Đo chiều cao của cửa H: được tính từ code 0,00 của cửa cho đến điểm cao nhất của mặt bích (được tính từ code 0,00 cho đến mặt trên bích nằm ngang) và căn cứ vào chiều cao của cửa. Cần phải lưu ý các cửa có chiều cào > 4m.
– Đo chiều rộng của cửa W: bằng khoảng cách từ đáy ray này đến đáy ray kia (được đo phủ bì ray).
*Chú ý: Chiều rộng lọt sáng (thông thủy) của cửa sẽ bằng chiều rộng W – 2 thân ray (2×7,6cm).
5. Lắp cửa





1). Cửa đưa đến công trình, trước khi cần lắp cần phải thực hiện các công việc sau:
– Kiểm tra các thông số của cửa được ghi trên phiếu xuất hàng.
– Đo lại các kích thước (chiều rộng, chiều cao) trên ray.
– Dùng nivo nước kiểm tra lại độ cao của vị trí đặt 2 mặt bích.
– Kiểm tra không gian làm việc của cửa (bốn mặt xung quanh lô cuốn phải đúng tiêu chuẩn) để cửa lúc đóng mở không bị va quệt.
– So sánh các kích thước đo được với các thông số ghi trên phiếu xuất hàng xem đã phù hợp hay chưa. (tránh các trường hợp đưa cửa lên rồi mới phát hiện ra kích thước không phù hợp).
2). Các bước tiến hành lắp cửa:
– Tính toán chính xác chiều dài trục cửa (ống thép f 114 hoặc 141, 168) để cắt bớt phần trục cửa bị thừa không cần thiết. Chiều dài trục cửa tối thiểu phải bằng khoảng cách từ mép ngoài của ray lắp mặt bích phụ này đến mép ngoài của ray lắp mặt bích chính cộng thêm 4cm.
– Lắp bộ mặt bích chính/phụ:
+ Mỗi bộ cửa có 2 chiếc gối đỡ nằm trên 2 mặt bích và trục cửa được liên kết với 2 mặt bích này.
+ Mặt bích nằm ở đầu cửa có động cơ là 1 bộ gồm có: 1 chiếc gối đỡ bằng sắt được hàn vào miệng trục và có rãnh ăn khớp với gối đỡ bằng gang đâm thẳng vào lỗ nằm ở trên mặt bích có gắn bánh xích của bộ mặt bích (bộ này phải được lắp sẵn vào trục cửa và mặt bích trước lúc đưa nan cửa).
*Chú ý: Dây điện của động cơ phải được luồn sẵn vào trong 1 ống thép màu đen có lỗ xẻ khuyết để tránh va chạm làm đứt dây.
+ Mặt bích phụ có ổ bi được đặt ở tâm của mặt bích. Hàn 2 bích tròn vào miệng trục và luồn tỏi vào tâm trục cửa và hàn chết tỏi với bích tròn với độ nhô ra của trục tỏi đã tính toán dựa vào khoảng cách 2 bích đã được lắp.
– Lắp trục lên 2 mặt bích :
+ Cửa phải được nâng lên hết sức cẩn thận, tuyệt đối không để cửa rơi xuống hoặc va chạm làm móp, méo, xây xước hỏng cửa.
+ Đặt trục cửa lên trên 2 giá đỡ (đã có sẵn gối đỡ) sao cho mép cửa cách đều hai đáy ray.
*Chú ý: Khi nâng cửa, chốt li hợp luôn luôn được đóng và mặt elip chốt li hợp phải nằm song song với mặt động cơ.
– Cân chỉnh và căng lò xo:
+ Lúc cửa được đặt lên 2 giá đỡ, trạng thái của lò xo là không hoạt động (mo), ta luồn 2 bulon hình chữ U vào trên trục cuốn xuyên qua gối đỡ và đâm xuống giá đỡ (chưa xiết chặt).
+ Chọn 1 điểm cố định trên lô cuốn (thường lấy thanh đáy) làm điểm định vị để dễ dàng xác định số vòng quay lô cuồn khi căng lò xo.
+ Cân chỉnh lô cuốn (dịch sang trái hoặc phải) để mép cửa cách đều 2 đáy ray (mỗi bên là 1,5 cm), đây lô cuốn ra hoặc vào 2 thanh ray là tiếp tuyến của lô cuốn.
+ Xiết chặt 2 bulon hình chữ U lại bằng 2 ống tuýp (khẩu) 15.
+ Mở chốt li hợp (mặt hình elip vuông góc với mặt động cơ) và quay lô cuốn theo chiều quay lúc cửa đóng xuống để tăng lò xo, trong thời gian quay lô cuốn người thợ phải luôn luôn giữ chặt lấy lô cuốn để lô cuốn không tự quay ngược trở lại.
+ Số vòng quay lô cuốn phụ thuộc vào chiều cao của cửa và cơ bản tuân theo bảng tỷ lệ như sau:
Chiều cao cửa (M)
2M – 2.5M
2.5M – 3M
3M – 3.5
3.5 – 4.5
4.5 – 5.5
Số vòng quay(vòng)
1.2 – 1.4
1.4 – 1.6
1.6 – 2.0
2.0 – 2.2
2.2 – 2.5
+ Sau khi quay lô cuốn được số vòng thích hợp ta đóng chốt li hợp lại (mặt hình elip song song với mặt động cơ và thả tay giữ lô cuốn ra, vì lúc đó toàn bộ lô cuốn đã được giữ lại bằng chốt li hợp.
+ Tháo bộ phận bảo vệ cửa (tấm xốp và nilon) ra, đồng thời người thợ phải luôn luôn giữ chặt lấy thanh đáy. Nếu thanh đáy không được giữ chặt lại thì tấm cửa sẽ tự động bung ra (theo lực đàn hồi) làm hỏng cửa và gây ra tai nạn cho người thợ.
*Chú ý: Tấm xốp có thể được tháo ra trước lúc căng lò xo vì phía trong đã có lớp nilon buộc kỹ lô cuốn.
+ Cầm chặt thanh đáy và đưa vào miệng ray, đồng thời khi đó ta rút mở chốt li hợp và kéo tấm cửa xuống dọc theo hai thành ray (khi kéo thanh đáy đến tai hãm ta phải nới tai hãm ra, cho thanh đáy vừa lọt qua thì thả tay hãm trở lại để thanh đáy không vượt lên trên qua tai hãm được).
+ Dùng tay đóng mở nhiều lần, để kiểm tra độ cân bằng của lò xo. Lò xo được cân bằng khi ta dùng tay đẩy cửa lên và kéo xuống cảm thấy nặng nhẹ như nhau và khi ta đóng, mở cửa ở các vị trí khác nhau thì cửa không tự động trôi xuống (lò xo chùng) hoặc kéo lên (lò xo căng).
*Chú ý: Nếu lò xo bị căng hoặc chùng ta cần phải cân chỉnh lại như sau:
i. Cuốn lô cửa lên (trạng thái lúc mở cửa) đến khi thanh đáy được mắc vào tai hãm trên ray, ta đóng chốt li hợp lại (để lô cửa không bị quay).
ii. Dùng kìm răng cá sấu (loại kìm dùng để vặn ống nước) kẹp chặt vào trục cửa và giữ chặt lấy, đồng thời ta nới lỏng cả 2 bulon hình chữ U ra và ta bắt đầu quay trục cửa (bằng kìm răng cá sấu) theo chiều ngược với chiều quay của lô cuốn lúc đóng cửa (dùng trong trường hợp căng thêm lò xo) hoặc quay theo chiều cùng với chiều quay của lô cửa cuốn lúc đóng cửa (dùng cho trường hợp giảm bớt độ căng của lò xo).
iii. Sau đó vặn chặt 2 bulon hình chữ U lại (trong thời gian này, người thợ phải luôn luôn giữ chặt kìm răng cá sấu để trục cửa không bị quay). Khi cả 2 bulon đã được vặn chặt lại ta tháo kìm ra (chỉ thả kìm ra khi cả 2 bulon U đã vặn chặt 100%).
iv. Kéo mở chốt li hợp ra và dùng tay đóng mở cửa để kiểm ra lại độ căng của lò xo. Nếu lò xo đang bị căng hoặc chùng thì ta tiếp tục cân chỉnh lại lò xo như vừa rồi.
Quá trình cân chỉnh lò xo phải có tối thiểu 2 người thợ và phải làm việc hết sức nhịp nhàng, nếu không có thể gây ra tai nạn làm hỏng cửa.
– Chỉnh cam (chỉnh hành trình lên xuống)
Cam là 1 bộ phận gồm có: 2 bánh răng nhựa màu đen quay vào nhau khi cửa đóng-mở; lên-xuống, phía ngoài 2 bánh răng có 2 mặt nhựa màu đen gần giống hình elip gọi là nhông cam, được quay đồng thời với 2 bánh răng khi cửa đóng mở lên xuống nó được xiết chặt bằng 3 chiếc đinh vít và 1 bộ rơle cam (gồm 2 chiếc
lẫy bằng thép màu trắng gắn trên cùng 1 mẩu nhựa) để ngắt cửa khi mở lên (ngắt lên) và đóng xuống (ngắt dưới).
Cách chỉnh cam được tiến hành như sau: Trước khi chỉnh cam phải khẳng định cửa đã được cân chỉnh lò xo đạt yêu cầu, mở lên xuống nhẹ nhàng, cân đối. Chỉnh cam có 2 bước:
+ Chỉnh thô:
· Mở chốt li hợp dùng tay đóng mở cửa để xác định được rơle nào là để ngắt trên (thông thường là rơle nằm ngoài), rơle nào để ngắt dưới (thông thường là rơle nằm trong) và mỗi rơle sẽ tương ứng với nhông cam đó vì khi đóng (mở) cửa, mỗi nhông cam sẽ quay đến khi tiếp xúc với rơle tương ứng.
· Nới lỏng 03 vít hãm ở trên nhông cam (lưu ý không nới lỏng quá, nới vừa phải để sao cho nhông cam không tự quay khi cửa đóng mở).
· Chỉnh Mức ngắt trên: Dùng tay kéo cửa lên đến độ cao, cách mức mở cần thiết khoảng 30cm, chỉnh nhông ngoài chạm vào rơle ngoài (nếu chú ý sẽ nghe 1 tiếng kêu tách rất nhỏ), đây là khâu chỉnh thô (rất cần thiết).
· Chỉnh Mức ngắt dưới: Dùng tay kéo cửa xuống đến độ cao cách code 0,00 khoảng 30cm thì chỉnh nhông cam trong chạm vào rơle trong (nếu chú ý sẽ nghe thấy 1 tiếng kêu tách rất nhỏ), đây là khâu chỉnh thô.
· Đối với động cơ bên phải, hành trình của nhông cam ngắt dưới đi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, hành trình nhông cam ngắt trên đi theo hướng xuôi chiều kim đồng hồ, đối với động cơ bên trái thì ngược lại.
+ Chỉnh tinh:
· Sau khi chỉnh thô xong, đóng chốt li hợp lại và nối điện vào động cơ.
· Cài đặt hộp điều khiển (cụ thể phần sau), dùng điều khiển từ xa đóng mở cửa.
· Chỉnh Mức ngắt trên: Dùng điều khiển từ xa mở cửa lên, cửa lên đến điểm cách điểm mở yêu cầu khoảng 30cm thì dừng lại vì nhông cam đã tiếp xúc với rơle ngắt trên (rơle ngoài) nên nguồn điện vào động cơ bị ngắt. Ta dùng tay nới (nhẹ nhàng) nhông cam (ngoài) ra khỏi rơle (ngoài) khoảng 1mm (tương ứng với 1mm dịch nhông cam thì tấm cửa lên xuống được khoảng 10 – 15cm thì dừng lại và ta tiếp tục dùng điều khiển từ xa đóng, mở cửa. Nếu thấy cửa đã mở đúng điểm yêu cầu thì ta dừng lại, còn nếu chưa được thì ta tiếp tục chỉnh cam như vừa rồi, còn chỉnh quá (cửa mở cao quá điểm yêu cầu) thì chỉnh nhông cam theo chiều ngược lại.
· Chỉnh Mức ngắt dưới: Dùng điều khiển từ xa đóng cửa, đến cách code 0,00 khoảng 30cm thì cửa tự động dừng lại vì nhông cam đã tiếp xúc với rơle ngắt dưới (rơle trong) nên nguồn điện vào động cơ bị ngắt. Ta dùng tay nới (nhẹ nhàng) nhông cam (trong) ra khỏi rơle từng tí một (lúc đó trên hộp điều khiển sẽ nghe tiếng kêu tít tít) cửa tự động đóng xuống, tiếp tục nới nhông cam từng tí một đến khi cửa vừa dóng xuống sát code 0,00 thì dừng lại. Việc này thông thường phải làm đi làm lại nhiều lần, vì nếu cửa đóng xuống quá sâu (cam già) thì lúc mất điện
dùng tay rút chốt li hợp sẽ rất nặng và khi đóng cửa bằng tay (kéo cửa xuống rồi đóng chốt li hợp lại) thì cửa thường nâng lên được một khoảng 10 – 15cm. Lúc đó ta phải làm lại trình tự giống như chỉnh thô Mức ngắt dưới ban đầu, sau đó mới chỉnh tinh lại như trên.
· Sau khi chỉnh xong cả 2 cam đều đạt yêu cầu, thì dùng đièu khiển từ xa thử cửa lên xuống nhiều lần sau đó vặn chặt 3 đinh vít lại để giữ chặt nhông cam. Nếu nhông cam không được vặn chặt lại, thì trong quá trình sử dụng nhông cam sẽ tự dịch chuyển thay đổi vị trí dẫn đến làm thay đổi vị trí ngắt trên và ngắt dưới.




Lắp cửa cuốn tại Ấu Triệu
Lắp cửa cuốn tại Bà Triệu
Lắp cửa cuốn tại Bạch Đằng
Lắp cửa cuốn tại Báo Khánh
Lắp cửa cuốn tại Bảo Linh
Lắp cửa cuốn tại Bát Đàn
Lắp cửa cuốn tại Bát Sứ
Lắp cửa cuốn tại Cao Thắng
Lắp cửa cuốn tại Cầu Đất
Lắp cửa cuốn tại Cầu Đông
Lắp cửa cuốn tại Cầu Gỗ
Lắp cửa cuốn tại Chả Cá
Lắp cửa cuốn tại Chân Cầm
Lắp cửa cuốn tại Chợ Gạo
Lắp cửa cuốn tại Chương Dương Độ
Lắp cửa cuốn tại Cổ Tân
Lắp cửa cuốn tại Cổng Đục
Lắp cửa cuốn tại Cửa Đông
Lắp cửa cuốn tại Cửa Nam
Lắp cửa cuốn tại Dã Tượng
Lắp cửa cuốn tại Đặng Thái Thân
Lắp cửa cuốn tại Đào Duy Từ
Lắp cửa cuốn tại Điện Biên Phủ
Lắp cửa cuốn tại Đinh Lễ
Lắp cửa cuốn tại Đình Ngang
Lắp cửa cuốn tại Đinh Tiên Hoàng
Lắp cửa cuốn tại Đoàn Nhữ Hài
Lắp cửa cuốn tại Đông Thái
Lắp cửa cuốn tại Đồng Xuân
Lắp cửa cuốn tại Đường Thành
Lắp cửa cuốn tại Gầm Cầu
Lắp cửa cuốn tại Gia Ngư
Lắp cửa cuốn tại Hà Trung
Lắp cửa cuốn tại Hai Bà Trưng
Lắp cửa cuốn tại Hàm Long
Lắp cửa cuốn tại Hàm Tử Quan
Lắp cửa cuốn tại Hàn Thuyên
Lắp cửa cuốn tại Hàng Bạc
Lắp cửa cuốn tại Hàng Bài
Lắp cửa cuốn tại Hàng Bè
Lắp cửa cuốn tại Hàng Bồ
Lắp cửa cuốn tại Hàng Bông
Lắp cửa cuốn tại Hàng Buồm
Lắp cửa cuốn tại Hàng Bút
Lắp cửa cuốn tại Hàng Cá
Lắp cửa cuốn tại Hàng Cân
Lắp cửa cuốn tại Hàng Chai
Lắp cửa cuốn tại Hàng Chiếu
Lắp cửa cuốn tại Hàng Chĩnh
Lắp cửa cuốn tại Hàng Cót
Lắp cửa cuốn tại Hàng Da
Lắp cửa cuốn tại Hàng Đào
Lắp cửa cuốn tại Hàng Đậu
Lắp cửa cuốn tại Hàng Điếu
Lắp cửa cuốn tại Hàng Đồng
Lắp cửa cuốn tại Hàng Đường
Lắp cửa cuốn tại Hàng Gà
Lắp cửa cuốn tại Hàng Gai
Lắp cửa cuốn tại Hàng Giầy
Lắp cửa cuốn tại Hàng Giấy
Lắp cửa cuốn tại Hàng Hòm
Lắp cửa cuốn tại Hàng Khay
Lắp cửa cuốn tại Hàng Khoai
Lắp cửa cuốn tại Hàng Lược
Lắp cửa cuốn tại Hàng Mã
Lắp cửa cuốn tại Hàng Mắm
Lắp cửa cuốn tại Hàng Mành
Lắp cửa cuốn tại Hàng Muối
Lắp cửa cuốn tại Hàng Ngang
Lắp cửa cuốn tại Hàng Nón
Lắp cửa cuốn tại Hàng Quạt
Lắp cửa cuốn tại Hàng Rươi
Lắp cửa cuốn tại Hàng Thiếc
Lắp cửa cuốn tại Hàng Thùng
Lắp cửa cuốn tại Hàng Tre
Lắp cửa cuốn tại Hàng Trống
Lắp cửa cuốn tại Hàng Vải
Lắp cửa cuốn tại Hàng Vôi
Lắp cửa cuốn tại Hồ Hoàn Kiếm
Lắp cửa cuốn tại Hỏa Lò
Lắp cửa cuốn tại Hồng Hà
Lắp cửa cuốn tại Huế
Lắp cửa cuốn tại Lãn Ông
Lắp cửa cuốn tại Lê Duẩn
Lắp cửa cuốn tại Lê Lai
Lắp cửa cuốn tại Lê Phụng Hiểu
Lắp cửa cuốn tại Lê Thạch
Lắp cửa cuốn tại Lê Thái Tổ
Lắp cửa cuốn tại Lê Thánh Tông
Lắp cửa cuốn tại Lê Văn Hưu
Lắp cửa cuốn tại Lê Văn Linh
Lắp cửa cuốn tại Liên Trì
Lắp cửa cuốn tại Lò Rèn
Lắp cửa cuốn tại Lò Sũ
Lắp cửa cuốn tại Lương Ngọc Quyến
Lắp cửa cuốn tại Lương Văn Can
Lắp cửa cuốn tại Lý Đạo Thành
Lắp cửa cuốn tại Lý Nam Đế
Lắp cửa cuốn tại Lý Quốc Sư
Lắp cửa cuốn tại Lý Thái Tổ
Lắp cửa cuốn tại Lý Thường Kiệt
Lắp cửa cuốn tại Mã Mây
Lắp cửa cuốn tại Ngõ Gạch
Lắp cửa cuốn tại Ngô Quyền
Lắp cửa cuốn tại Ngô Thì Nhậm
Lắp cửa cuốn tại Ngõ Trạm
Lắp cửa cuốn tại Ngô Văn Sở
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Chế Nghĩa
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Gia Thiều
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Hữu Huân
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Khắc Cần
Lắp cửa cuốn tại Nguyên Khiết
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Quang Bích
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Siêu
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Thái Học
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Thiện Thuật
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Thiếp
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Tư Giản
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Văn Tố
Lắp cửa cuốn tại Nguyễn Xí
Lắp cửa cuốn tại Nhà Chung
Lắp cửa cuốn tại Nhà Hỏa
Lắp cửa cuốn tại Nhà Thờ
Lắp cửa cuốn tại Ô Quan Chưởng
Lắp cửa cuốn tại Phạm Ngũ Lão
Lắp cửa cuốn tại Phạm Sư Mạnh
Lắp cửa cuốn tại Phan Bội Châu
Lắp cửa cuốn tại Phan Chu Trinh
Lắp cửa cuốn tại Phan Đình Phùng
Lắp cửa cuốn tại Phan Huy Chú
Lắp cửa cuốn tại Phủ Doãn
Lắp cửa cuốn tại Phúc Tân
Lắp cửa cuốn tại Phùng Hưng
Lắp cửa cuốn tại Quán Sứ
Lắp cửa cuốn tại Quang Trung
Lắp cửa cuốn tại Tạ Hiện
Lắp cửa cuốn tại Thanh Hà
Lắp cửa cuốn tại Thanh Yên
Lắp cửa cuốn tại Thợ Nhuộm
Lắp cửa cuốn tại Thuốc Bắc
Lắp cửa cuốn tại Tô Tịch
Lắp cửa cuốn tại Tông Đản
Lắp cửa cuốn tại Tống Duy Tân
Lắp cửa cuốn tại Trần Bình Trọng
Lắp cửa cuốn tại Trần Hưng Đạo
Lắp cửa cuốn tại Trần Khánh Dư
Lắp cửa cuốn tại Trần Nguyên Hãn
Lắp cửa cuốn tại Trần Nhật Duật
Lắp cửa cuốn tại Trần Phú
Lắp cửa cuốn tại Trần Quang Khải
Lắp cửa cuốn tại Trần Quốc Toản
Lắp cửa cuốn tại Tràng Thi
Lắp cửa cuốn tại Tràng Tiền
Lắp cửa cuốn tại Triệu Quốc Đạt
Lắp cửa cuốn tại Trương Hán Siêu
Lắp cửa cuốn tại Vạn Kiếp
Lắp cửa cuốn tại Vọng Đức
Lắp cửa cuốn tại Vọng Hà
Lắp cửa cuốn tại Yên Thái